​​​​​​​Búa thủy lực cấu tạo và cách vận hành

​​​​​​​Búa thủy lực cấu tạo và cách vận hành
Ngày đăng: 01/11/2021 03:10 PM

Xem Nhanh

    Búa thủy lực là thiết bị không còn xa lạ với những ai gắn bó với các công trình xây dựng. Thiết bị này đóng vai trò quan trọng và phục vụ đắc lực trong ngành xây dựng. Vậy búa thủy lực cấu tạo và cách vận hành búa thuỷ lực bảo dưỡng ra sao? Cùng tìm hiểu với Việt Bắc qua bài viết ngay dưới đây.

    Búa thủy lực sử dụng để làm gì?

    Búa thủy lực rất hữu hiệu đối với việc phá các vật liệu cứng bao gồm đá, bê tông. Búa có thể xử lý nhanh gọn các khối bê tông, đá, tiết kiệm thời gian thi công, tăng hiệu suất làm việc. Từ đó thúc đẩy tiến độ công trình. Búa thủy lực dùng để đóng cọc xi măng, phá dỡ, cải tạo các công trình.

    Đảm nhiệm nhiệm vụ đóng cọc, làm nền - móng các công trình xây dựng. Mặc dù sức mạnh phá dỡ lớn nhưng búa không hề ảnh hưởng đến chất lượng công trình cho dù là hoạt động gần và thường xuyên ở công trình đó.

    Có thể bạn quan tâm:

    Cấu tạo của búa thủy lực bao gồm những gì?

    cấu tạo của búa thuỷ lực

    Búa thủy lực có 3 bộ phận chính là đầu, xylanh như sau:

    Bộ phận đầu của búa thủy lực

    Bộ phận đầu trực tiếp chạm vào phần tiếp xúc làm việc, được thiết kế với lớp vỏ dạng hộp tránh hao mòn khi sử dụng.

    Đồng thời tuổi thọ của búa được đảm bảo. Piston kết nối với đinh búa đập, đinh búa thường xuyên thay thế. Đồng thời được cố định bởi chốt búa và ống lót búa.

    Bộ phận sau (Buồng Nito) của búa thủy lực

    Bộ phận sau của búa thủy lực là kho lưu trữ Nito, đóng góp quan trọng vào hoạt động của búa. Khi làm việc ở điều kiện áp suất cao, khi piston quay lại, buồng Nito giữ vai trò là bộ phận giảm xóc. Piston đi xuống, buồng Nito lại giữ vai trò là chất tăng cường tác động của búa.

    Bộ phận xi lanh của búa thủy lực

    Bộ phận xi lanh là bộ phận chính của búa phá đá thủy lực. Trong xi lanh gồm piston, van điều khiển và xi lanh. Tham gia vào quá trình hoạt động của búa thủy lực có hai bộ phận là Piston chuyển động và van điều khiển.

    Van làm nhiệm vụ điều khiển hướng di chuyển của dầu, Piston giúp việc lên - xuống chạm vào các chi tiết, kích hoạt hoạt động của búa. Bộ phận xi lanh của búa còn có bộ Gioăng phớt ở trong để dầu không bị rỉ ra ngoài. 

    Ngoài ba bộ phận chính này của búa thủy lực, nó còn rất nhiều phụ kiện đi kèm. Có như vậy búa mới có thể vận hành trơn tru và hiệu quả nhất.

    Cách vận hành, bảo dưỡng đối với búa thuỷ lực

    Búa thủy lực là thiết bị quan trọng và phổ biến, có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công trình và sự an toàn của người trực tiếp điều khiển búa, thi công công trình xây dựng. Vì vậy, kiểm tra kỹ thuật định kỳ và bảo dưỡng là điều quan trọng và cần thiết.

    Cách vận hành búa thủy lực

    • Búa thủy lực cần dầu bôi trơn để đảm bảo quá trình vận hành. Dầu bôi trơn phải tạo ra độ nhớt cần thiết, đủ độ ấm để cung cấp đến các bộ phận khi búa hoạt động. Để đảm bảo điều này thì gioăng, phốt làm kín cần có độ bền cao.
    • Tùy tính chất và yêu cầu thực tế, bạn nên chọn búa phá đá thủy lực với kích cỡ phù hợp để đáp ứng thời gian cũng như hiệu suất công việc. Nếu bị hạn chế về thời gian, vật liệu cần sử dụng nên chọn búa đủ lớn cứng và dày, để phá dỡ khối lượng lớn.

    hình ảnh thực tế về vận hành của búa thuỷ lực

    Cách bảo dưỡng búa thủy lực

    Để cho búa đảm bảo hoạt động trơn tru tăng độ an toàn, độ bền, búa cần được bảo dưỡng thường xuyên với chất bôi trơn chuyên dụng. Ở điều kiện làm việc thông thường, cần bôi trơn búa trong thời gian khoảng 7-8 giờ sau khi búa ngừng hoạt động. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng, bôi trơn còn phụ thuộc vào thực tế. Nếu môi trường làm việc của búa nhiều bụi bẩn hoặc phải đặt búa nằm ngang thì mức độ bảo dưỡng, bôi trơn cần tiến hành thường xuyên. Có như vậy mới đảm bảo kiện hoạt động của búa tốt nhất.

    Người vận hành búa phải kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ tất cả các chi tiết. Bao gồm võng hãm, bu lông liên kết cùng các chốt trước khi bắt đầu làm việc.

    Trường hợp phát hiện những chi tiết trên bị lỏng lẻo, hỏng hóc, nên xử lý ngay. Việc kiểm tra kỹ càng trước khi làm việc rất quan trọng. Nếu làm việc với những vật liệu cạnh sắc, phải mài mòn. Hàng ngày nên kiểm tra các ống cao su thủy lực.

    Hàng tuần, cần kiểm tra vết nứt hoặc bề mặt bị mài mòn nhiều của búa. Việc kiểm tra này nhằm xử lý kịp thời, và cũng là đảm bảo độ bền cho búa, vừa an toàn cho người vận hành búa và những người xung quanh.

    Sau mỗi 1 tháng vận hành, cần kiểm tra ắc búa - phần nối với máy đào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

    Kết luận

    Búa thủy lực là một công cụ mạnh mẽ và đa năng, nhưng để đạt được hiệu suất tối ưu và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, việc hiểu biết về cấu tạo và cách vận hành của nó là rất quan trọng. Bảo dưỡng định kỳ và sử dụng đúng cách sẽ giúp tăng tuổi thọ của thiết bị và đảm bảo an toàn cho người vận hành.

    Bài viết trên cung cấp một cái nhìn tổng quan về cấu tạo và cách vận hành của búa thủy lực, nhấn mạnh vào các yếu tố quan trọng cần chú ý để sử dụng thiết bị một cách hiệu quả và an toàn.

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về búa thủy lực cấu tạo và cách vận hành. Hy vọng thông qua những thông tin có trong bài viết có thể giúp các bạn có được những thông tin cần thiết liên quan đến búa thủy lực. Nếu bạn đang có nhu cầu mua búa thủy lực hãy để chúng tôi tư vấn cách vận hành cũng như lựa chọn theo nhu cầu sử dụng của đơn vị mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

    Công Ty TNHH Máy Công Trình Việt Bắc qua website https://buaphada.net/ hoặc số Hotline: 0976 137 234.

    ./templates/news/news_detail_tpl.php