​​​​​​​Tìm hiểu thông tin về búa thủy lực

​​​​​​​Tìm hiểu thông tin về búa thủy lực
Ngày đăng: 07/10/2021 09:33 PM

Xem Nhanh

    Búa thủy lực là một thiết bị quen thuộc, giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện các công trình xây dựng. Vậy, búa thủy lực là gì? Cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Việt Bắc tìm hiểu trong bài viết này nhé!

    Búa thủy lực là gì?

    bua thuy luc la gi

    Búa thủy lực là thiết bị hữu hiệu trong việc phá các loại vật liệu cứng cụ thể như: đá, bê tông. Thiết bị này có khả năng xử lý nhanh gọn các khối đá, bê tông kiên cố. Búa thủy lực là loại thiết bị giúp tăng hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian thi công công trình. Từ đó, góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến độ của công trình. Phạm vi hoạt động của búa thủy lực hoặc búa rung thủy lực bao gồm: đóng cọc xi măng, cốt thép, cọc đường sắt, phá dỡ và cải tạo các công trình xây dựng.

    Ngoài ra, búa thủy lực còn có thể thực hiện được việc đóng cọc, làm nền, móng cho các công trình xây dựng hiện nay. Mặc dù có thể phá dỡ các khối vật liệu nhưng búa thủy lực lại không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của công trình. Cho dù thiết bị này hoạt động gần và thường xuyên tại những công trình đó.

    Cấu tạo của búa thủy lực như thế nào?

    Búa thủy lực bao gồm 3 bộ phận chính, đó là: Bộ phận đầu, bộ phận xylanh và bộ phận sau. Mỗi bộ phận cấu tạo có đặc điểm cụ thể như sau:

    Bộ phận đầu (trong tiếng Anh gọi là Front Head). Bộ phận đầu là bộ phận trực tiếp chạm vào phần tiếp xúc của búa. Bộ phận này được thiết kế lớp vỏ dạng hộp tránh bị mòn trong quá trình dùng, đồng thời đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị. Tại bộ phận đầu, piston sẽ được kết nối với cái đinh của búa thủy lực. Phần đinh búa là bộ phận thường xuyên được thay thế; đồng thời bộ phận này còn được cố định bởi 2 phần khác đó là chốt và ống lót búa.

    cau tao cua bua thuy luc

    Bộ phận sau của búa thủy lực (còn gọi là buồng Nito) Đây chính là một kho lưu trữ Nito, góp phần vào sự hoạt động của búa. Trong điều kiện áp suất cao, khi piston quay lại, buồng Nito đóng vai trò như một bộ phận giảm xóc. Khi piston đi xuống, buồng Nito này có vai trò giống như một chất tăng cường tác động của búa.

    Bộ phận xi lanh của búa thủy lực. Bộ phận này đóng vai trò chính trong cấu tạo của búa đập thủy lực. Trong xi lanh của nó có các bộ phận như: Van điều khiển, piston và xi lanh. Trong quá trình hoạt động của thiết bị, chỉ có hai bộ phận đó là: Van và Piston. Trong đó, van có vai trò điều khiển hướng di chuyển của dầu. Piston có vai trò di chuyển lên - xuống để chạm vào các chi tiết. Từ đó, kích hoạt hoạt động của búa. Ngoài ra, tại xi lanh của búa còn có một bộ Gioăng phớt bên trong nhằm ngăn dầu không bị rò rỉ ra ngoài.

    Trên đây chỉ là ba bộ phận chính của búa thủy lực. Ngoài ra, những bộ phận chính này còn có nhiều phụ kiện đi kèm để búa thủy lực có thể vận hành trơn tru và hiệu quả nhất.

    Cách vận hành và bảo dưỡng ra sao?

    Búa thủy lực là một trong những thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện nay. Thiết bị này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ công trình và sự an toàn của người trực tiếp điều khiển, thi công tại các công trình đó. Cho nên, búa cần được kiểm tra về mặt kỹ thuật và cần được tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

    Cách vận hành

    cach van hanh

     

    Thiết bị cần có dầu để bôi trơn và đảm bảo quá trình vận hành được thông suốt. Dầu bôi trơn phải đủ độ ấm, tạo ra độ nhớt vừa đủ cung cấp tới những bộ phận trong quá trình búa hoạt động. Để đảm bảo được điều này thì gioăng, phớt làm kín sẽ đạt độ bền cao hơn.

    Tùy theo tính chất và yêu cầu của mỗi công trình thực tế, quý khách cần chọn lựa búa thủy lực các kích cỡ sao cho phù hợp nhằm đáp ứng được về mặt thời gian và hiệu suất công việc. Trong trường hợp thời gian hạn chế, vật liệu cần phá có khối lượng lớn, cứng và dày, quý khách nên chọn búa đủ lớn.

    Cách bảo dưỡng

    Để đảm bảo búa hoạt động trơn tru và kéo dài thời gian sử dụng, độ an toàn, thì búa cần được bảo dưỡng định kỳ bằng chất bôi trơn chuyên dụng. Nếu điều kiện làm việc thông thường, thì thời gian cần bôi trơn là từ 7-8 giờ sau khi dừng công việc.

    Thế nhưng, vấn đề bảo dưỡng và bôi trơn cũng cần phụ thuộc vào công việc thực tế tại công trình. Nếu búa làm việc đặt ở vị trí nằm ngang và môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn thì tần suất bảo dưỡng, bôi trơn cần thực hiện thường xuyên hơn.

    Nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động của búa, người điều khiển cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các chi tiết cụ thể như: Võng hãm, bu lông liên kết và các chốt trước khi vận hành.

    Nếu phát hiện các chi tiết trên có vấn đề như: Bị lỏng lẻo, hư hỏng, thì cần phải xử lý và kiểm tra lại trước khi tiến hành làm việc. Trong trường hợp làm việc với loại vật liệu có cạnh sắc, thì cần phải mài mòn. Cần kiểm tra tất cả các ống cao su thủy lực đều đặn hàng ngày.

    cach bao duong

    Bên cạnh đó, người dùng cũng cần kiểm tra những vết nứt hoặc phần bề mặt bị mài mòn nhiều của búa theo tuần. Việc kiểm tra để kịp thời có thao tác xử lý, nhằm đảm bảo độ bền cho búa thủy lực phá đá và đảm bảo an toàn cho người sử dụng và những người xung quanh. Ngoài ra, sau mỗi 1 tháng sử dụng, người vận hành cần kiểm tra các ắc búa để đảm bảo độ an toàn của thiết bị.

    Trong bài viết này, buaphada.net đã chia sẻ những thông tin về búa thủy lực. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn sẽ có thêm hiểu biết về dòng thiết bị này và có thể đảm bảo độ bền cho búa thủy lực nếu các bạn là người vận hành.

    ./templates/news/news_detail_tpl.php